Đường Tống bát đại gia

Đường Tống bát đại gia, là danh xưng chung chỉ tám vị văn sĩ chuyên cổ văn nổi danh, gồm hai vị Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường và sáu vị đời Tống gồm Âu Dương Tu, Tô TuânTô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng,Vương An Thạch. Người đầu tiên gộp chung tám vị là Chu Hữu thời Minh sơ, tập hợp văn bài của hai vị Hàn, Liễu cùng các bài ông cho là ngang hàng tập thành quyển "Bát tiên sinh văn quyển". Sau, thời Minh trung có thêm Đường Thuận Chi soạn "Văn Biên", cũng lấy văn tám vị trên làm chuẩn cho Đường Tống. Minh mạt có thêm Mao Khôn theo ý hai vị Chu, Đường, tập hợp văn chương lưu lại của 8 vị kể trên thành quyển "Đường Tống bát đại gia văn sao", tổng cộng 164, từ đó định thành danh "Đường Tống bát đại gia". Từ ba vị này này mà văn chương của bát gia được coi là chuẩn mực cho cổ văn Trung Hoa, văn của các vị trong 164 quyển của "Đường Tống bát đại gia văn sao" được khắc bản đem in thời Vạn Lịch, lưu truyền rộng rãi. Trong tám vị thì có ba vị là cha con, tục xưng "Tam Tô", trong đó Tô Tuân là cha, Tô Thức là con lớn cùng con nhỏ là Tô Triệt, cùng thời còn xưng "Nhất gia tam học sĩ", một nhà có ba vị học sĩ. Tên các vị thường được tóm gọn thành câu "Đường hữu Hàn Liễu, Tống vi Âu Dương, Tam Tô hòa Tăng Vương".